Cốm là thức quà dân dã đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Thường mùa thu là mùa cốm non ngon nhất bởi đó là lúc thu hoạch những hạt lúa nếp cái hoa vàng để làm cốm. Tuy nhiên, ngày nay người ta đã làm cốm sấy khô để có thể dùng quanh năm. Không chỉ mỗi mùa thu là có cốm, cốm khô được dùng quanh năm phục vụ người tiêu dùng.
Cốm sấy khô
Cốm khô được làm từ lúa nếp cái hoa vàng non nhưng hạt lúa sẽ cứng và chắc hơn hạt lúa để làm cốm tươi. Cốm sấy khô cũng có những công đoạn làm cốm tương tự như cốm tươi. Bao gồm rang cốm, giã cốm, sàng, sảy cốm cho sạch vỏ chấu, loại bỏ hạt cốm lép. Ngoài ra, cốm khô còn phải thêm bước sấy khô và hút chân không để tránh bị ẩm mốc.
Cốm sấy khô sau khi hoàn thành các công được được đóng gói, hút chân không sẽ sử dụng trong 6 tháng. Chính vì vậy cốm khô thường được đóng gói làm quà gửi đi nơi xa hoặc dùng dần. Cốm khô có thể làm được nhiều món như chả cốm, chè cốm, xôi cốm, cốm xào, kem cốm… Cốm sấy khô cần được bảo quản kín, ở nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao.
Cách làm xôi cốm bằng cốm sấy khô
Nguyên liệu nấu xôi cốm bao gồm cốm khô 300g, đậu xanh bỏ vỏ 100g, đường trắng 50g, hạt sen 30g, cùi dừa tươi, bột nở, dầu ăn.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cốm khô cho vào bát nước lạnh ngâm khoảng 2-3 phút rồi rửa sạch bụi bẩn, vớt ra để ráo. Chú ý không được ngâm cốm quá lâu, khi nấu cốm sẽ bị nhão. Đậu xanh ngâm qua đêm hoặc ngâm nước ấm khoảng 3-4 tiếng để nở đều. Sau đó rửa sạch, để ráo. Hạt sen ngâm nước khoảng 1 tiếng, bỏ phần tâm sen bên trong để loại bỏ vị đắng. Cùi dừa nạo thành sợi nhỏ.
Bước 2: Chế biến nguyên liệu
Cho đậu xanh vào nồi, đổ 1 lượng nước phù hợp và đun sôi. Khi nồi đậu sôi thì vặn lửa nhỏ để ninh đậu xanh cho đến khi chín mềm thì tắt bếp. Sau đó nghiền đậu xanh thật nhuyễn.
Cho hạt sen vào nồi, them 1 lượng nước ngập mặt hạt sen rồi nấu khoảng 15p. Cho 1 thìa bột nở vào nồi hạt sen và nấu them 10-15p. Khi hạt sen mềm thì vớt ra và rửa qua nước lạnh rồi để ráo.
Trộn đều cốm cùng ít dầu ăn rồi cho cốm vào xửng hấp chin. Cho lượng nước vừa phải tránh để nước sôi trào lên cốm sẽ làm cốm bị nhão. Tiếp tục cho hạt sen trộn đều, nấu thêm khoảng thời gian đến khi cốm thơm, ăn thử cốm dẻo, mềm là được.
Bước 3: Thành phẩm
Xôi cốm mềm, dẻo, thơm không bị khô hay nhão, có màu xanh của cốm, bùi bùi của đậu xanh. Múc xôi ra đĩa, cho thêm cùng một chút đường trắng cùng dừa nạo và vừng rang lên trên. Cuối cùng, cho một ít đậu xanh đã nghiền nhuyễn vào. Trộn đều tất cả lại với nhau và thưởng thức.
Bí quyết nấu xôi cốm ngon
Khi nấu chú ý độ cháy của lửa, nên cho nước vào nồi nấu sôi trước, đến khi nhiệt độ sôi tăng lên mới cho xửng vào để hấp. Nhiệt độ cao quá sẽ làm xôi bị cháy hoặc thấp quá sẽ làm xôi bị nhão.
Đổ từng ít một lượng cốm vào nồi thay vì đổ hết tất cả. Làm như vậy cốm được rải đều, không bị chèn nhau quá gây bí hơi. DÙng đũa tạo vài lỗ nhỏ xung quanh phần cốm để cho hơi nước từ dưới được tràn đều.
Lượng nước đổ chỉ nên chiếm 1/3 dung tích nồi. Để cốm có màu xanh và bóng thì cho dầu ăn vào đảo đều cho xôi chim mới đổ ra. Như vậy sẽ giúp cốm luôn bóng mịn. Để xôi không bị ngấy và có mùi thơm, có thể dùng lá nếp, lá dứa để lót dưới nồi hoặc trên mặt xôi khi hấp.
Món xôi cốm ăn lúc nóng hay lúc nguội đều ngon. Món ăn phù hợp với tất cả mọi người trong gia đình. Hương cốm thoang thoảng, vị bùi bùi của đậu xanh cùng hạt sen đem lại cảm giác khó quên.